-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các bước in lụa thủ công bạn có thể biết
Ngày đăng: 14/06/2022Khi bạn muốn mở một xưởng in lụa nhưng không biết các bước in lụa như thế nào? Bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì về ngành in lụa, bạn muốn tìm hiểu các ưu nhược điểm của ngành này để phát huy thế mạnh bạn đang có và khắc phục nhược điểm bạn tồn tại. Dưới đây là các bước in lụa thủ công và một số ưu nhược điểm của kỹ thuật này.
1. Các bước in lụa thủ công
Dưới đây là các bước in lụa thủ công theo trình tự từ đầu đến cuối:
In lụa theo phương pháp truyền thống
1.1 Chuẩn bị khung và pha keo
Khung vật tư in lụa có thể được làm từ gỗ hoặc hợp kim, phải được rửa khô và để sạch sẽ, khung sẽ có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng thường thì người ta sẽ sử dụng khung hình chữ nhật.
Khi pha keo, bạn nên sử dụng keo PVA đã nấu xong, sau đó đựng lượng keo đó vào chai thuỷ tinh. Cần chú ý đến độ sệt của keo, nếu bạn nấu keo loãng, lúc tráng lên khung sẽ bị nhão, nếu keo đặc quá thì lại khó phét đều trên mặt lụa.
Lưu ý: Khi pha keo thì nên pha trong nhà, tránh ánh đèn neon và ánh nắng chiếu trực tiếp vào nó.
1.2 Chụp bản
Sau khi chuẩn bị khung và pha keo thì bạn nên tiến hành chụp bản.
1.3 Pha mực
Đối với mực thì phải chuẩn bị thật kỹ, phù hợp với từng chất liệu in. Bạn cần vét sạch mực trên khung còn đọng lại, dùng giẻ tẩm xăng hoặc dầu hôi chùi sạch vết mực trên khung, hoặc bạn có thể dùng xà bông, xăng Xiclohexanol để tẩy rửa chúng. Điều này sẽ làm sạch vết keo và vết mực còn bám trên khung.
Tham khảo: mua decal cắt chữ
Tham khảo: decal phản quang 3m Hà Nội
Cần pha mực một cách cẩn thận
Sau đó, tiến hành rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt của khung, làm ướt thấm và xoa đều bằng dụng cụ cho thấm keo PVA. Rắc axit oxalic lên bề mặt khung và tiếp tục dùng giẻ ướt xoa đều tay, đợi tới khi keo PVA tróc ra thì thì lại rửa sạch khung và đem phơi khô.
1.4 In thử và canh tay kê
Bạn đổ mực lên máng sau đó quét đều 2 mặt của khuôn rồi đem đi sấy khô, dán phim lên bề mặt của lưới, lấy băng dính dán 4 góc, dùng tấm kính ép phim ép vào lưới rồi sau đó đem đi phơi khô dưới ánh nắng tầm 3 phút. Phơi xong thì kiểm tra sản lượng của mình.
1.5 In sản lượng
Một trong các bước in lụa là in sản lượng. Bạn cần đánh giá chất lượng của bản in thử, xem xét sản phẩm đã được đạt chuẩn chưa rồi sau đó tiến hành in hàng loạt.
1.6 Phơi bản
Quá trình này bao gồm ba công đoạn chính:
-
Quét một lớp keo chụp bản ở bề mặt lưới và sấy khô.
-
Dằn lên bề mặt phim một tấm kính sau khi đã đặt lụa lên bề mặt lưới.
-
Chiếu ánh sáng qua phim trên bề mặt lưới. Lớp keo sẽ bị cứng lại dưới tác dụng của ánh sáng. Ở một số nơi có hình ảnh và chữ, ánh sáng không xuyên qua được nên lớp keo tại đây không bị cô cứng.
1.7 Rửa khung bằng nước sạch
Khi đã phơi xong, bạn gỡ phim ra và sau đó đem khung đi rửa sạch với nước, để cho lần in sau.
Tham khảo: decal pp ngoài trời
Tham khảo: giá cắt chữ decal
Rửa sạch khung cho lần sử dụng tiếp theo
2. Một số ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lụa
Sau khi các bạn tìm hiểu được các bước in lụa, các bạn có thể tìm hiểu một số ưu nhược điểm của chúng.
2.1 Ưu điểm
-
In lụa có thể in trên nhiều chất liệu từ nhẵn mịn đến thô ráp.
-
Có thể in được nhiều hình dạng kích thước khác nhau ví dụ như cong, tròn, vô định hình.
-
Khuôn in lụa có thể dùng cho nhiều loại vật liệu khác nhau, bạn sẽ dùng được khuôn in để in nhiều màu, quan trọng là bạn biết sử dụng loại mực nào mà thôi.
-
In lụa được nhiều màu: Bạn có thể sử dụng một khuôn in nhưng in được nhiều màu khác nhau.
2.2 Nhược điểm
In lụa truyền thống phải phụ thuộc vào tay nghề người in và kỹ thuật làm khuôn in, chính vì thế, để có thể mở một xưởng in lụa truyền thống thì bạn cần phải trau dồi kinh nghiệm và kỹ thuật đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, để in được lụa còn phải kể đến tốc độ in, không thể in hàng nghìn mẫu trong thời gian ngắn được. Chất lượng in cũng có thể không được đồng nhất như các công nghệ in tiên tiến khác.
Trên đây là các bước in lụa truyền thống và một số ưu nhược điểm của ngành in này. Nếu bạn muốn mở xưởng in lụa, muốn được tư vấn các Vật tư in quảng cáo, muốn trau dồi thêm kiến thức thì bạn có thể tìm tới Tín Phát hoặc liên hệ trực tiếp qua:
Hotline: 0975.794.999
Email: support@vattuinquangcao.vn