-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu về ngành in lụa ở nước ta
Ngày đăng: 23/03/2022Ngành in lụa đã không còn quá xa lạ với con người, bởi vì chúng đã có mặt ở nước ta từ rất lâu rồi. Đi tìm hiểu về ngành in lụa ta thấy, in lụa không chỉ in trên các vật liệu như bao bì, nilon, túi xốp, mà chúng còn được in trên nhựa, túi giấy, bìa carton,... Chúng ta hãy cùng Tín Phát đi tìm hiểu về ngành này nhé!
1. Tìm hiểu về ngành in lụa là lịch sử hình thành của nó
1.1 In lụa là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về ngành in lụa thì ta cần biết in lụa là gì? In lụa là một dạng in ấn có kỹ thuật. Có tên gọi là in lụa vì xuất phát từ bản lưới của khuôn in được làm bằng lụa. Sau đó, khi bản lưới làm bằng lụa được thay thế bởi các chất liệu khác như vải sợi hoá học, vải bông, lưới kim loại thì cái tên in lụa mới được đổi tên thành in lưới.
Nguyên lý của in lụa cũng giống như in mực dầu trên giấy, thế nên khi in lụa, một phần mực in sẽ thấm qua lưới in và in trên vật liệu in trước đó, một số mắt lưới đã được bịt kín bởi các loại hoá chất chuyên dùng.
Tham khảo: đề can dán xe máy đẹp
Tham khảo: mua đề can dán xe máy
Lụa có thể được in trên nhiều bề mặt
Kỹ thuật in này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu như vải, thuỷ tinh, nilon, mạch điện tử, mặt đồng hồ, gỗ, giấy, một số sản phẩm làm từ kim loại,... hoặc kỹ thuật này có thể sử dụng thay cho phương pháp vẽ men trong quá trình sản xuất gạch men.
1.2 Lịch sử hình thành của ngành in lụa
Vào năm 1925 Châu Âu đã sử dụng kỹ thuật này để in giấy, bìa, thuỷ tinh, vải giả da, kim loại,... Tuy nhiên, lịch sử của ngành in lụa được bắt nguồn từ 1000 năm trước, khi con người nhận thấy việc dùng những sợi tơ kéo căng và cố định trên khung gỗ, sau đó phết mực qua thì có thể sao chép hình ảnh hoặc chữ dễ hơn rất nhiều lần viết hoặc vẽ lại.
Từ phương pháp này các nước phương Đông trong đó có Trung Quốc đã áp dụng thành công trên vải, giấy, tấu, văn, thơ, vải làm truyền,...
Tham khảo: decal phản quang 3m
Tham khảo: báo giá decal phản quang 3m
Từ thời xa xưa con người cũng đã biết in lụa
Ở thời đại 4.0 ngày nay, công nghệ thông tin nổi lên như vũ bão. Thế nhưng, ngành in lụa vẫn không ngừng phát triển, không ngừng phát minh ra những công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của con người, phát triển kinh tế thị trường.
2. Phân loại kỹ thuật in
Sau khi tìm hiểu về ngành in lụa, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật in. Tên in lụa có thể được gọi theo cách thức sử dụng khuôn in, ví dụ như sau:
- In lụa trên bàn in thủ công
- In lụa trên bàn được cơ khi hoá một số thao tác
- In lụa trên máy in tự động
Khuôn in của lụa có thể chia thành hai loại:
- Dùng khuôn lưới phẳng để in lụa
- Dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay để in lụa
Một số tên gọi cho phương pháp in:
- In trực tiếp: Là khi in trên sản phẩm có màu nền nhạt hoặc màu trắng, màu nền này hoàn toàn không ảnh hưởng đến màu in.
- In phá gắn: Là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, đôi với loại in này mực in phải phá được màu của nền và vẫn gắn được màu cần in lên sản phẩm.
- In dự phòng: Là in trên các sản phẩm có màu nhưng lại không in giống kiểu phá gắn được.
Tất cả các phương pháp in lụa kể trên đều có thể in được trên các chất liệu khác nhau như: bao bì, túi nilon, ly nhựa, cốc nhựa, giấy,...
Tham khảo: dán decal quảng cáo xe oto
Tham khảo: Decal phản quang giao thông
3. Các bước tiến hành in lụa
Khi tìm hiểu về ngành in lụa thì không thể bỏ qua các bước tiến hành in lụa:
In lụa được tiến hành theo một quy trình nhất định
Bước 1: Phân tích file thiết kế
Bước 2: Chuẩn bị khuôn in bao gồm căng khung và chụp bản in lưới
Bước 3: In trên sản phẩm hay còn gọi là kỹ thuật in lụa
Từ bài viết trên đã cho bạn một số kiến thức về ngành in lụa, lịch sử hình thành, phân loại các kỹ thuật in và các bước khi tiến hành in lụa. Sau khi tìm hiểu về ngành in lụa bạn có thể sắm cho mình những sản phẩm được làm từ lụa in như giấy, vải may, mặt đồng hồ gỗ,... Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về Vật tư in quảng cáo hoặc có vấn đề gì thắc mắc của ngành in lụa thì có thể liên hệ với Tín Phát để nhận hỗ trợ. Chúc bạn may mắn!